1. Mác thép C45 là gì?
Thép C45 là một loại thép hợp kim với hàm lượng cacbon cao, lên tới 0.45%. Ngoài ra trong thành phần có thêm các chất khác như: mangan, crom, silic, lưu huỳnh, phốt pho,…
Bảng hàm lượng thành phần các nguyên tố trong thép C45:
Hàm lượng các nguyên tố (%) | ||||||
Cacbon | Silic | Mangan | Photpho | Lưu huỳnh | Crom | Niken |
0.42 – 0.50 | 0.17 – 0.37 | 0.50 – 0.80 | Tối đa 0.04 | Tối đa 0.04 | Tối đa 0.25 | Tối đa 0.25 |
Hàm lượng cacbon trong thép ảnh hưởng đến độ cứng và cường lực kéo đứt của thép. Mangan là nguyên tố ảnh hưởng đến cơ tính, giúp nâng cao độ bền và độ cứng của thép bằng cách khử oxy hóa, ngăn việc hình thành sunfua sắt – nguyên nhân khiến thép nứt vỡ.
Thép C45 hiện được sản xuất dưới 2 dạng: cây tròn đặc và thép tấm. Tùy vào phương thức tôi ram mà thép C45 có độ cứng khác nhau. Một số dạng thép là thép C45 dạng bình thường, thép C45 dạng tôi dầu, thép C45 dạng tôi nước với sự khác nhau về độ cứng.
Theo tiêu chuẩn TCVN 1766-75, mác thép C45 là loại thép có chất lượng tốt, độ bền cao, độ kéo phù hợp. Mác thép C45 có tính ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở phần bên dưới của bài viết.
Ở một số nước khác, thép C45 sẽ có ký hiệu khác.
- Theo tiêu chuẩn Nga: ký hiệu xx. Trong đó xx là chỉ số phần vạn C. Ví dụ mác thép 45 có 0.45%C.
- Theo tiêu chuẩn Mỹ: ký hiệu 10xx. Trong đó xx là chỉ số phần vạn C. Ví dụ mác 1045 có 0.45%C.
- Theo tiêu chuẩn Nhật: ký hiệu SxxC. Trong đó xx là các chỉ số phần vạn C. Ví mác S45C có 0.45%C.
2. Tính chất và ưu điểm của thép C45
Giới hạn bền
Tiêu chuẩn | Độ bền đứt σb (Mpa) | Độ bền đứt σc (Mpa) | Độ giãn dài tương đối δ (%) | Độ cứng HRC |
TCVN | 610 | 360 | 16 | 23 |
Đặc điểm cơ tính
Giới hạn chảy (sch) | Độ bền kéo (sb) | Độ dãn dài tương đối (d5) | Độ thắt tương đối (y) | Độ dai va đập, kG (m/cm2) | Độ cứng sau thường hóa (HB) | Độ cứng sau ủ hoặc Ram cao (HB) |
kG/mm2 | % | |||||
Tối thiểu | ||||||
36 | 61 | 16 | 40 | 5 | ≤ 229 | ≤ 197 |
Nhìn chung, thép C45 có độ cứng tương đối cao. Như trên bảng, trong điều kiện nhiệt độ thường, độ cứng của thép C45 là 23 HRC. Thép có thể được tôi rem theo các phương pháp để tăng độ cứng hay đạt được độ cứng mong muốn. Sau khi nhiệt luyện, thép C45 có thể đạt được độ cứng khoảng 50 HRC.
Thép C45 cũng có khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa tốt, chịu tải trọng cao. Tính đàn hồi tốt, khả năng chịu va đập mạnh của thép C45 cũng được thể hiện qua độ bền kéo và giới hạn chảy cao.
3. So sánh thép C45 với thép CT3
Thép C45 cũng là 1 loại thép hợp kim và có hàm lượng cacbon cao. Dựa vào bảng thành phần nguyên tố của 2 loại thép, có thể thấy hàm lượng cacbon trong thép C45 cao hơn thép CT3. Do đó, thép C45 có độ cứng và độ chịu kéo tốt hơn, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn thép CT3.
4. Thép C45 dùng để làm gì trong thực tế?
Dựa trên những tính chất nổi bật của thép C45, không khó để trả lời tại sao thép C45 lại có tính ứng dụng cao trong ngành đúc cơ khí.
Thép C45 được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng và ngành công nghiệp bởi ưu điểm về độ bền, độ cứng.
Trong lĩnh vực xây dựng, thép C45 được dùng trong xây dựng cầu đường, khung thép,…
Trong lĩnh vực đúc, gia công cơ khí chế tạo, thép C45 dùng là vật liệu chế tạo ra các chi tiết máy chịu tải trọng, chịu mài mòn, chịu sự va đập cao. Ví dụ như trục bánh răng, đinh ốc, trục piston, trục cán, thép khuôn mẫu chế tạo, bánh đà… Ngoài ra, thép tròn C45 cũng được ứng dụng để chế tạo vỏ khuôn, mặt bích, bản mã,…